Hợp âm được xem là một trong những nền tảng quan trọng để bạn có thể tự tin đệm hát, sáng tác và chơi các bản nhạc piano yêu thích. Bài viết dưới đây của Duy Minh Music sẽ hướng dẫn bạn những bước đầu tiên chinh phục thế giới hợp âm piano đầy thú vị, mở ra cánh cửa đến với đam mê âm nhạc của bạn.
Tìm hiểu hợp âm Piano là gì?
Hợp âm piano được tạo thành từ ít nhất ba nốt nhạc phát ra cùng lúc. Thông thường, hợp âm bao gồm hai hoặc nhiều nốt cách nhau một quãng 3. Trong hệ thống âm nhạc, có 7 nốt cơ bản là: Do, Re, Mi, Fa, Sol, La, Si. Nốt nhạc đầu tiên được gọi là nốt chủ âm, còn các nốt khác được gọi theo quãng 3 so với nốt chủ âm.
Quy tắc cấu tạo hợp âm Piano
Một hợp âm cơ bản sẽ tuân theo các quy tắc sau:
- Cấu tạo hợp âm: Bao gồm 3 nốt bắt đầu từ nốt gốc (nốt chủ âm).
- Khoảng cách giữa các nốt: Các nốt trong hợp âm cách nhau một quãng 3 trên bàn phím piano.
- Ví dụ: Hợp âm Đô trưởng (C Major) gồm 3 nốt là C – E – G (Do – Mi – Sol), và mỗi nốt cách nhau một quãng 3.
Phần lớn các hợp âm cơ bản bao gồm 2 hoặc 3 nốt và được sử dụng phổ biến trong nhiều bản nhạc. Một số hợp âm cơ bản trong piano như sau:
- Hợp âm Đô trưởng (C Major): C – E – G (Do – Mi – Sol)
- Hợp âm La thứ (A Minor): A – C – E (La – Do – Mi)
- Hợp âm Sol trưởng (G Major): G – B – D (Sol – Si – Rê)
Ngoài ra, còn có những hợp âm phức tạp hơn với 4 nốt hoặc nhiều hơn. Hiểu và nắm vững các hợp âm cơ bản sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận và chơi các hợp âm phức tạp hơn.
Hướng dẫn piano hợp âm cơ bản cho người mới
7 Hợp âm trưởng (Major Chord)
Hợp âm trưởng (Major Chord) là một trong những yếu tố cơ bản nhất trong nhạc lý và bao gồm 7 hợp âm được xác định bằng cách sử dụng các nốt thứ nhất, nốt thứ ba và nốt thứ năm trong âm giai trưởng. Đây là nền tảng cho tất cả các loại hợp âm phức tạp khác. Khi đã nắm chắc các hợp âm trưởng, bạn sẽ dễ dàng chơi được các hợp âm khác.
Trong nhạc lý, hợp âm trưởng sẽ được ký hiệu bằng các chữ cái in hoa là C, D, E, F, G, A, B, tương ứng 7 nốt nhạc là Do, Re, Mi, Fa, Sol, La và Si. Mỗi hợp âm trưởng bao gồm ba nốt: nốt gốc (root), nốt thứ ba (third), và nốt thứ năm (fifth).
Cách chơi hợp âm trưởng
Để chơi hợp âm trưởng, bạn sẽ dùng ba ngón tay: ngón cái, ngón giữa và ngón út để bấm cùng lúc vào ba nốt nhạc trong hợp âm. Ví dụ, với hợp âm Đô trưởng (C Major) khi bạn dùng tay phải để bấm:
- Ngón cái: Nhấn vào nốt Do.
- Ngón giữa: Nhấn vào nốt Mi.
- Ngón út: Nhấn vào nốt Sol.
Ghi nhớ các hợp Âm trưởng
Có một cách ghi nhớ đơn giản cho 7 hợp âm trưởng. Trong số đó, có 3 hợp âm chỉ toàn nốt trắng và 4 hợp âm có thêm nốt đen. Nếu không thể học thuộc hết 7 hợp âm cơ bản, bạn có thể áp dụng cách xác định hợp âm trưởng dựa vào nốt chủ âm như sau:
- Xác định nốt chủ âm.
- Nốt thứ 2: Cách nốt chủ âm 5 phím đàn đen trắng liên tiếp.
- Nốt thứ 3: Cách nốt thứ hai 4 phím đàn đen trắng liên tiếp.
Các hợp âm trưởng cơ bản
- C Major (Đô trưởng): C – E – G (Do – Mi – Sol)
- D Major (Rê trưởng): D – F# – A (Re – Fa# – La)
- E Major (Mi trưởng): E – G# – B (Mi – Sol# – Si)
- F Major (Fa trưởng): F – A – C (Fa – La – Do)
- G Major (Sol trưởng): G – B – D (Sol – Si – Re)
- A Major (La trưởng): A – C# – E (La – Do# – Mi)
- B Major (Si trưởng): B – D# – F# (Si – Re# – Fa#)
7 Hợp âm thứ (Minor Chord)
Hợp âm thứ (Minor Chord) là một phần quan trọng trong âm nhạc, bao gồm 7 hợp âm chính và được ký hiệu bằng chữ cái in hoa kèm theo chữ “m” phía sau. Hợp âm thứ được hình thành từ ba nốt: nốt thứ nhất (nốt gốc), nốt thứ ba và nốt thứ năm.
Cách chơi hợp âm thứ
Giống như hợp âm trưởng, bạn sẽ sử dụng ba ngón tay: ngón cái, ngón giữa và ngón út để bấm ba nốt trong hợp âm thứ. Điểm khác biệt duy nhất giữa hợp âm trưởng và hợp âm thứ là vị trí của nốt thứ ba. Để xác định và chơi hợp âm thứ, bạn có thể làm theo các bước sau:
- Xác định hợp âm trưởng tương ứng.
- Giữ nguyên nốt thứ nhất và nốt thứ năm, sau đó di chuyển ngón giữa xuống một phím liền kề bên trái.
Ví dụ: Để chơi hợp âm Si thứ (Bm), bắt đầu bằng cách xác định hợp âm Si trưởng: B – D# – F#. Giữ nguyên nốt B và F#, di chuyển ngón giữa từ D# xuống D.
Cách ghi nhớ nhanh hợp âm thứ
Để nhớ các hợp âm thứ, bạn có thể sử dụng cách sau:
- Xác định nốt gốc (nốt chủ âm).
- Nốt thứ hai: Từ nốt gốc, đếm lên 4 phím đàn (bao gồm cả phím đen và trắng).
- Nốt thứ ba: Từ nốt thứ hai, đếm lên trên 5 phím đàn.
Ví dụ với hợp âm Mi thứ (Em):
- Nốt gốc là E.
- Nốt thứ hai: Đếm từ E lên 4 phím, sẽ là G.
- Nốt thứ ba: Đếm từ G lên 5 phím, sẽ là B.
- Vậy hợp âm Mi thứ (Em) gồm E – G – B.
Các hợp âm thứ cơ bản
Dưới đây là danh sách các hợp âm thứ cơ bản mà bạn cần biết:
- C Minor (Cm): C – Eb – G (Do – Mi giáng – Sol)
- D Minor (Dm): D – F – A (Rê – Fa – La)
- E Minor (Em): E – G – B (Mi – Sol – Si)
- F Minor (Fm): F – Ab – C (Fa – La giáng – Do)
- G Minor (Gm): G – Bb – D (Sol – Si giáng – Rê)
- A Minor (Am): A – C – E (La – Do – Mi)
- B Minor (Bm): B – D – F# (Si – Rê – Fa#)
Rải hợp âm như thế nào?
Rải hợp âm piano là một kỹ thuật chơi các nốt của hợp âm theo thứ tự từng nốt một thay vì chơi cùng lúc. Kỹ thuật này mang lại sự phong phú và sinh động cho bản nhạc. Dưới đây là cách rải hợp âm Đô trưởng (C) với các nốt Đô (C), Mi (E) và Sol (G).
- Đặt ngón cái của tay trái lên nốt C trầm (C thấp) và ngón cái của tay phải lên nốt C trung (C giữa).
- Bắt đầu chơi các nốt C, E, G bằng tay phải tương tự như một hợp âm khối Đô trưởng.
- Lặp đi lặp lại cho đến khi có thể chơi được với tốc độ nhanh, mượt và đồng đều hơn. Bắt đầu chậm và tăng dần tốc độ khi bạn đã nắm vững kỹ thuật.
- Tiến hành thay đổi phím đàn/nốt nhạc sang nốt khác, như: E G B (Mi thứ), A C E (La thứ), G B D (Sol trưởng)
- Tiếp tục chơi thêm nốt nhạc vào và tận dụng bàn tay còn lại để bản nhạc có thể dài hơn. Chơi rải bằng cả hai tay. Ghi nhớ luôn phối hợp với nhau tạo thành một khối âm thanh dài hơn.
- Tốt nhất là nên dành ra ít nhất 10-15 phút mỗi ngày để luyện tập piano. Khi đã quen, bạn có thể thử rải hợp âm trong các bài nhạc khác nhau để tăng khả năng ứng biến và sáng tạo.
>> Xem thêm: Kiến thức nhạc lý piano cơ bản bổ ích cho người mới học
Duy Minh Music – Địa chỉ học Piano uy tín tại TP.HCM
Nếu bạn muốn nắm vững kiến thức và kỹ năng chơi đàn Piano, hãy nhanh chóng đăng ký khóa học đàn Piano tại trung tâm Duy Minh Music. Chúng tôi liên tục mở các lớp học mới và luôn sẵn sàng tiếp nhận học viên mỗi ngày.
Duy Minh Music là địa chỉ đáng tin cậy cho những người yêu thích âm nhạc tại Hồ Chí Minh, đặc biệt là khu vực quận 8. Với chương trình giảng dạy được thiết kế riêng biệt cho từng học viên, Duy Minh Music đảm bảo các bài học sẽ dễ hiểu và hiệu quả, giúp bạn phát triển tối đa năng khiếu âm nhạc của mình.
Khi tham gia khóa học đàn Piano tại Duy Minh Music, bạn sẽ được học đầy đủ kiến thức nhạc lý từ cơ bản đến nâng cao, và thực hành trên các cây đàn Piano chính hãng Yamaha. Sau một thời gian học tập, bạn sẽ có thể chơi được những bản nhạc yêu thích và tự tin thể hiện tài năng của mình.
Duy Minh Music tự hào có đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm từ nhạc viện và nhiệt huyết, luôn hỗ trợ và hướng dẫn học viên tận tình. Môi trường học tập tại Yamaha được trang bị hiện đại, tạo điều kiện tốt nhất để bạn rèn luyện và tiến bộ.
Kết luận
Hy vọng với những hướng dẫn piano hợp âm cơ bản trên, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy tự tin hơn khi chơi các hợp âm trên piano. Hãy kiên nhẫn và chăm chỉ luyện tập, âm nhạc sẽ trở thành một phần thú vị trong cuộc sống của bạn. Chúc bạn thành công!
Duy Minh Music – Trung tâm đào tạo nghệ thuật chuyên nghiệp giúp trẻ vươn tới ước mơ xa.
Địa chỉ: 23 khu nhà phố chung cư Pegasuite 1, Tạ Quang Bửu, phường 6, quận 8, TP.HCM
Hotline: 0938101889
Facebook: Duy Minh Music
Website: https://duyminhmusic.com/