Giọng hát là một tài sản quý giá đặc biệt đối với những người làm nghệ thuật. Khàn tiếng và mất giọng không chỉ ảnh hưởng đến sự nghiệp mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống. Việc trang bị cho mình những kiến thức về chăm sóc và cách phục hồi giọng hát sau khi bị mất tiếng giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp và biểu diễn. Hãy cùng Duy Minh Music tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.
Mất tiếng ảnh hưởng thế nào đến người hát?
Mất giọng khàn tiếng là tình trạng giọng nói bị rè, khàn, không được trong trẻo, thậm chí không nói được rõ từ, ảnh hưởng đến những người ca sĩ như:
- Giảm chất lượng âm thanh: Dây thanh bị tổn thương khiến âm thanh phát ra không còn trong trẻo, rõ ràng mà trở nên khàn, yếu ớt, thậm chí mất tiếng hoàn toàn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thể hiện cảm xúc và kỹ thuật thanh nhạc.
- Hạn chế âm vực: Khó khăn trong việc đạt được các nốt cao hoặc thấp, làm giảm phạm vi âm thanh có thể sử dụng.
- Mất kiểm soát hơi thở: Khó khăn trong việc điều khiển lượng hơi thở khi hát, dẫn đến việc hát không đều, thiếu ổn định.
- Ảnh hưởng đến sự cộng hưởng: Âm thanh không được cộng hưởng tốt trong các khoang cộng hưởng, khiến giọng hát trở nên nghẹt mũi, thiếu sáng.
- Mất tự tin: Việc mất giọng khiến người hát mất đi sự tự tin, lo lắng về khả năng biểu diễn của mình.
- Ảnh hưởng đến sự nghiệp: Đối với các ca sĩ, diễn viên, việc mất giọng có thể khiến họ phải tạm dừng sự nghiệp, gây ra tổn thất về kinh tế và tinh thần.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khàn tiếng, mất giọng
Khi mất tiếng, người bệnh có triệu chứng ngứa, rát và đau ở cổ họng. Họ luôn cảm thấy mệt mỏi, khát nước, cổ họng khô. Nếu tình trạng này kéo dài, cơ thể trở nên mệt mỏi, suy nhược đôi khi bị khó nuốt, khó thở….
Khàn tiếng thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, trời lạnh, thời tiết diễn biến thất thường khiến người bệnh bị mệt mỏi, khàn tiếng, thậm chí là mất giọng hoàn toàn. Ngoài ra, việc hát, biểu diễn, nói nhiều liên tục trong thời gian dài, dây thanh quản sẽ phải làm việc quá mức trở nên suy yếu và dễ tổn thương. Lúc này, các loại virus, vi khuẩn có cơ hội thâm nhập dây thanh quản dẫn đến sưng viêm kéo dài.
Nếu hiện tượng này chỉ xảy ra trong một vài ngày sau đó biến mất thì là điều bình thường, Nhưng nếu kéo dài trên 3 tuần có thể cảnh báo của nhiều bệnh trong cơ thể và bạn cần gặp bác sĩ để thăm khám ngay.
Cách phục hồi giọng hát sau khi bị mất tiếng nhanh nhất
Chăm sóc giọng hát đúng cách
Cho giọng nói nghỉ ngơi
Hạn chế dùng giọng nói, không nên nói to, la hét, hát giúp dây thanh quản có thời gian hồi phục. Hãy để giọng nói được nghỉ ngơi là cách phục hồi giọng hát sau khi bị mất tiếng nhanh nhất, chữa lành viêm thanh quản, lấy lại giọng nói.
Uống nước ấm
Nước ấm giúp dịu cổ họng, loại bỏ chất nhầy, giảm viêm thanh quản. Mỗi ngày bạn nên duy trì uống khoảng 2 lít nước ấm, giảm tình trạng cổ họng bị khô rát, giọng nói được cải thiện trở nên trong trẻo, đầy nội lực. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung nước ấm từ trà xanh, bạc hà, mật ong, món ăn loãng như súp, canh rau, giá đỗ.
Súc miệng bằng nước muối
Muối có tính sát khuẩn cao, làm loãng đờm, giảm viêm hiệu quả, ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng. Súc miệng bằng nước muối ấm giúp làm ấm cổ họng, được nhiều ca sĩ bị mất tiếng, khàn tiếng áp dụng đem lại hiệu quả cao.
Tắm nước nóng
Hơi nước có khả năng làm dịu cổ họng và tăng độ ẩm cho dây thanh quản. Tắm nước nóng giúp giảm khàn tiếng, mất tiếng làm sạch các chất tiết xung quanh dây thanh quản tránh viêm nhiễm. Đây là cách phục hồi giọng hát sau khi bị mất tiếng nhanh và hiệu quả nhất.
Bài tập phục hồi giọng hát sau khi bị mất tiếng
Làm ấm giọng trước khi hát
Luôn luôn giữ cho dây thanh ẩm và có chất nhầy bằng cách uống nước, nước ép, trà thảo mộc. Không dùng caffein, rượu bia có tính khử nước thay vì tạo nước. Sử dụng máy lọc không khí tạo ẩm, giữ cho nơi ở và nơi làm việc không bị khô quá, độ ẩm luôn đạt 30%.
Tập thở đúng cách
Tập thở đúng cách giúp bạn phục hồi giọng hát sau khi ốm hiệu quả. Khi thực hiện tư thế đứng hoặc ngồi thẳng lưng, ưỡn ngực, hơi hóp bụng để lấy hơi và dễ điều tiết nhịp thở. Hít vào thở ra hợp lý để duy trì độ dài hơi thở. Lúc hát phải giữ cho các cơ ở cổ được thư giãn hoàn toàn. Lúc cần lấy hơi hãy để micro hơi xa người để tiếng thở không bị thu vào micro.
Giữ sự mềm mại khi hát
Cách phục hồi giọng hát sau khi bị mất tiếng là giữ sự mềm mại khi hát, đừng cố gồng mình hay cố lên những nốt cao quá. Cứ hát bình thường đến những đoạn nốt cao thì hít thở sâu để dễ hát sao cho phù hợp với giai điệu của bài hát. Việc ép sức để hát các nốt cao sẽ dễ lạc nhịp, khàn tiếng, giọng hát không giữ được nhịp điệu ban đầu mà bị chênh phô so với nhạc.
Mở rộng quãng giọng hát
Mở rộng quãng giọng sau khi bị mất tiếng đòi hỏi sự kiên nhẫn và cẩn trọng hơn rất nhiều. Việc dây thanh đã bị tổn thương, chúng ta cần phải bắt đầu từ những bài tập cơ bản nhất và tăng dần cường độ. Quan trọng hơn hết, hãy luôn lắng nghe cơ thể và không ép buộc bản thân quá sức. Hãy nhớ rằng, phục hồi giọng hát là một quá trình đòi hỏi thời gian.
Luyện thanh mỗi sáng
Đây là bài tập quan trọng và cũng là cách phục hồi giọng hát sau khi bị mất tiếng hiệu quả nhất. Luyện thanh 15 – 20 phút mỗi sáng, luyện dần dần từ thấp đến cao, từ dễ đến khó. Không nên bắt đầu ngay buổi tập luyện thanh với những nốt cao. Trước khi biểu diễn cũng phải luyện thanh kỹ vì giọng hát chưa có sự chuẩn bị sẽ phải hoạt động căng thẳng ngay.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Bổ sung trái cây, rau củ giàu vitamin
Trái cây, rau củ quả chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe là cách phục hồi giọng hát sau khi mất tiếng nhanh nhất. Các loại rau, quả như đu đủ, súp lơ, cam quýt, bưởi… giúp cổ họng luôn giữ được độ ẩm cần thiết và giọng hát được khỏe mạnh hơn.
Uống mật ong
Mật ong có tính chống oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn giúp giảm viêm thanh quản. Cách dùng đơn giản, bạn cho 2 – 3 thìa mật ong nguyên chất pha với nước ấm. Uống vào mỗi buổi sáng giúp cổ họng của bạn được làm dịu và các triệu chứng của bệnh bị đẩy lùi.
Tránh hút thuốc, uống rượu bia
Khói thuốc lá đi vào cổ họng làm tổn thương các niêm mạc, giảm hiệu quả bảo vệ của niêm mạc, gây khô họng dẫn đến mất tiếng. Hút thuốc khiến tình trạng ho kéo dài, tạo đờm trong cổ họng. Ngoài ra, thuốc lá chứa rất nhiều chất có hại cho cơ thể, nếu hút quá nhiều bạn sẽ bị ung thư phổi, ung thư vòm họng.
>> Xem thêm: Bí quyết bảo vệ giọng hát khỏi khói bụi, luôn ổn định, mạnh mẽ
Mẹo ngăn ngừa tình trạng mất tiếng cho người hay nói nhiều
Bạn có thể tham khảo các biện pháp dưới đây để ngăn ngừa và lấy lại giọng nói bình thường một cách nhanh chóng:
- Không điều chỉnh nhiệt độ điều hoà xuống mức quá thấp.
- Nên uống nước ở nhiệt độ vừa phải, không quá nóng cũng không quá lạnh, cần loại bỏ thói quen uống nước đá trong thời tiết nắng nóng.
- Nếu bạn đã từng bị mất tiếng trước đây, hãy dành thời gian từ 2 – 3 ngày để nghỉ ngơi khi bị cảm.
- Không vào môi trường điều hoà khi cơ thể đang ướt đẫm mồ hôi. Khi đi ra ngoài trời nắng nóng cần che chắn cẩn thận, kỹ lưỡng.
- Không nên nói quá nhiều, quá lâu đồng thời hạn chế hét, nói to để giảm kích thích lên thanh quản.
- Đối với một số người có cổ họng nhạy cảm, có thể phòng ngừa mất tiếng hiệu quả bằng cách lấy tay xoa phần mặt trước của cổ tay hay khuỷu tay thường xuyên.
Kết luận
Phục hồi giọng hát sau khi mất tiếng đòi hỏi sự kiên trì và tuân thủ nghiêm túc các hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, việc chăm sóc giọng hát đúng cách như cung cấp đủ nước, nghỉ ngơi đầy đủ và xây dựng chế độ ăn uống cho người hát cũng rất quan trọng. Với sự kiên trì và chăm sóc đúng cách, bạn hoàn toàn có thể lấy lại giọng hát khỏe mạnh và tự tin.
Duy Minh Music – Trung tâm đào tạo nghệ thuật chuyên nghiệp giúp trẻ vươn tới ước mơ xa.
Địa chỉ: 23 khu nhà phố chung cư Pegasuite 1, Tạ Quang Bửu, phường 6, quận 8, TP.HCM
Hotline: 0938101889
Facebook: Duy Minh Music
Website: https://duyminhmusic.com/