Học hát dân ca truyền thống không chỉ là việc luyện tập kỹ thuật thanh nhạc mà còn là hành trình khám phá và kết nối sâu sắc với văn hóa dân tộc. Qua mỗi câu hát, mỗi giai điệu, chúng ta khám phá được những giá trị đạo đức, những quan niệm sống của người Việt. Hôm nay, hãy cùng Duy Minh Music khám phá các kỹ thuật và cách học hát dân ca truyền thống hiệu quả.
Tại sao nên học hát dân ca truyền thống?
Học hát dân ca truyền thống giúp bạn nâng cao kỹ năng âm nhạc và kết nối với di sản văn hóa phong phú của tổ tiên. Dân ca truyền thống mang trong mình những giá trị văn hóa và lịch sử, giúp bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc. Đồng thời, việc học dân ca cũng giúp bạn hiểu hơn về các phong tục tập quán và lối sống của các cộng đồng địa phương, từ đó góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa.
Một số thể loại dân ca phổ biến ở Việt Nam
Việt Nam là một đất nước đa dạng văn hóa với nền âm nhạc dân gian vô cùng phong phú. Mỗi vùng miền đều có những làn điệu dân ca đặc trưng, phản ánh cuộc sống, tâm hồn và phong tục tập quán của người dân nơi đó. Dưới đây là một số thể loại dân ca phổ biến ở Việt Nam:
Dân ca Bắc Bộ
- Quan họ Bắc Ninh: Dân ca đối đáp tinh tế, thể hiện tình cảm lứa đôi một cách kín đáo và duyên dáng.
- Chèo: Nghệ thuật tổng hợp, kết hợp giữa hát, múa, diễn kịch, mang đậm tính hài hước và châm biếm.
- Ca trù: Nghệ thuật thanh nhạc và thi ca độc đáo, gắn liền với hình ảnh của những cô đào tài sắc.
- Hát Xoan: Dân ca đặc trưng của Phú Thọ, thường được hát trong các lễ hội.
- Hát Ví, Hát Dặm: Phổ biến ở Nghệ An, Hà Tĩnh, là những làn điệu trữ tình, sâu lắng.
Dân ca Trung Bộ
- Hò Huế: Với những làn điệu mượt mà, sâu lắng, hò Huế thường được hát trong các hoạt động lao động như chèo thuyền, giã gạo.
- Lý Huế: Mang âm hưởng vui tươi, phóng khoáng, lý Huế thường được hát trong các dịp lễ hội.
- Hát Sắc Bùa: Một loại hình dân ca độc đáo của Quảng Nam, thường được hát trong các nghi lễ cúng bái.
Dân ca Nam Bộ
- Lý, Hò Nam Bộ: Với những làn điệu trữ tình, mượt mà, lý hò Nam Bộ phản ánh cuộc sống đời thường của người dân miền Tây.
- Đờn ca tài tử: Loại hình nghệ thuật tổng hợp, kết hợp giữa hát, đàn, ngâm thơ, thường được biểu diễn trong các buổi tiệc gia đình.
- Cải lương: Loại hình nghệ thuật sân khấu, kết hợp giữa hát, diễn, múa, thường trình diễn những câu chuyện tình yêu, xã hội.
Các kỹ thuật thanh nhạc khi học hát dân ca truyền thống
Kiểm soát và luyện tập hơi thở
– Kiểu thở ngực:Chỉ hoạt động phần lồng ngực, trong đó chỉ có phần ngực được nâng lên và mở rộng khi hít vào. Kiểu thở này có thể dùng để hát những câu hát nhẹ nhàng, hát sắc thái nhỏ hoặc một câu hát ngắn.
– Kiểu thở bụng: tập trung vào sự hoạt động của cơ bụng dưới, với động tác phình ra phía trước do hoành cách mô hạ xuống, các cơ bụng dưới hoạt động tích cực hỗ trợ cho hoành cách mô. Hỗ trợ kiểm soát âm thanh và phát âm ổn định, phù hợp cho các câu hát dài.
– Kiểu thở ngực kết hợp bụng: Bụng hơi phình ra (do hoành cách mô hạ xuống), các xương sườn giãn ra, trong lúc đó ngực trên nhấc lên. Lấy hơi theo kiểu thở này làn hơi vào sâu tận đáy phổi, vừa lan toả ra đều khắp hai bên trái và phải, lượng hơi sẽ được tối đa.
– Kiểu thở ngực dưới và bụng: Đây là kiểu thở phổ biến nhất trong luyện tập học hát dân ca truyền thống. Với kiểu thở này cho phép các ca sĩ hát những câu luyến láy mang âm hưởng dân ca và những nốt chuyển giọng sẽ mượt mà hơn, âm sắc không bị mờ ở những câu hát có yêu cầu phải “đóng chữ”.
Kỹ thuật hát liền giọng (Legato – Cantilena)
Legato hay cantilena là một kỹ thuật thanh nhạc học hát dân ca truyền thống quan trọng giúp các nốt nhạc liên kết với nhau một cách mượt mà, tạo nên một dòng âm thanh liên tục và liền mạch.
– Legato là cách hát liền giọng với tính chất tĩnh lặng, êm, phù hợp với lối hát trì tục, liên tiếp không ngừng.
– Cantilena là cách hát liền giọng với tính chất du dương, duyên dáng, phù hợp với lối hát luyến bay bổng, giai điệu uyển chuyển liên tiếp không ngừng.
Kỹ thuật Legato ( hát liền giọng ) là một trong những kỹ thuật được dùng phổ biến nhất.trong các ca khúc mang âm hưởng dân ca. Để hát tốt kỹ thuật này, ngoài đòi hỏi luyện tập kỹ thuật còn cần phải rèn luyện việc hát liền các âm với nhau tạo thành một dải âm thanh êm dịu, nhưng vẫn vang và sáng.
Kỹ thuật hát nhanh (Passage)
Hát nhanh là một kỹ thuật khó trong thanh nhạc có tác dụng tốt làm nổi bật giọng hát, nhất là đối với việc hát các ca khúc mang âm hưởng dân ca. Đặc điểm của kỹ thuật này là hát gọn âm, nhanh như lướt qua các âm, rất thuận lợi để hát lên những nốt ở quãng giọng cao. Tập kỹ thuật hát nhanh (Passage) sẽ tạo ra thói quen giữ vị trí âm thanh luôn cao và đúng, hoạt động kiểm soát sẽ được nâng lên.
Khi luyện tập kỹ thuật hát nhanh, bạn cần buông lỏng hàm dưới, môi và hàm trên nhấc lên để tạo khoảng vang cho âm thanh bay lên, càng lên cao khẩu hình càng mở rộng hơn. Vị trí âm thanh phải sáng (mỏng) như phát ra từ chân răng hàm trên. Hơi thở phải liên tục, nhẹ nhàng, không đẩy hơi theo kiểu tống hơi từng đợt vào thanh đới theo từng nốt nhạc, phải giữ cho bụng tương đối ổn định, mềm mại, mà vẫn phải nén hơi.
Kỹ thuật hát luyến
Hát luyến là một kỹ thuật quan trọng và phổ biến trong các ca khúc dân ca, được sử dụng để nối giai điệu giữa các nốt nhạc một cách mượt mà và liên tục. Kỹ thuật này thường áp dụng để kết nối từ 2 đến 5 nốt trong một hơi thở, giúp nhấn mạnh các nốt quan trọng và làm cho câu hát trở nên sinh động và uyển chuyển hơn.
Khi hát càng lên cao thì hàm ếch nâng nhẹ và hàm dưới buông lỏng, nhưng phải giữ căng lồng ngực. Luyện tập các bài tập sử dụng nguyên “a” và phụ âm “l” và hát nhấn mạnh vào các nốt thứ hai. Yêu cầu của kỹ thuật này, bạn phải kiểm soát âm lượng và vị trí âm thanh, nếu thực hiện trong tình trạng chưa vững chắc dễ bị lạc phô (faul) hoặc đuối hơi.
Kỹ thuật hát rung láy (Trillo)
Kỹ thuật Trillo là một trong những kỹ thuật đặc biệt khó của thanh nhạc đòi hỏi sự tinh tế trong cách hát và kiểm soát hơi thở một cách thuần thục. Hát rung láy (Trillo) có nghĩa là hát láy đi láy lại nốt liên tiếp với tốc độ cực nhanh, đôi khi được kết hợp với 1 nốt cao ngân dài sử dụng rung giọng
Bài tập sử dụng các nốt kép nhằm giúp việc luyện tập kỹ thuật cho giọng hát. Bạn cần mở khẩu hình mềm, kiểm soát cuống lưỡi và hàm mềm phối hợp nhịp nhàng, làn hơi luôn ổn định và không căng cứng cơ bụng. Bài tập này có thể sử dụng nguyên âm “ô” hoặc “a”, phụ âm nên dùng phụ âm kép “ng” sẽ hiệu quả hơn.
Kỹ thuật rung láy (Trillo) tuy khó nhưng khi thực hiện áp dụng khi học hát dân ca truyền thông đem lại hiệu quả rất cao, bởi nó thể hiện được sự tinh tế của những làn điệu dân ca trong giọng hát.
>> Xem thêm: Luyện thanh theo phương pháp tốt nhất để có giọng như ca sĩ
Mẹo học bài hát mang âm hưởng dân ca hiệu quả
- Nghe nhiều bài hát dân ca từ các vùng miền khác nhau giúp bạn làm quen với các giai điệu, tiết tấu, và đặc biệt là cảm nhận được hồn của từng bài hát.
- Tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của bài hát truyền tải được cảm xúc một cách chân thật hơn.
- Luyện tập kỹ thuật thanh nhạc học hát dân ca truyền thống như kiểm soát hơi thở, kỹ năng hát liền giọng, hát nhanh, luyến, rung láy…
- Ngữ điệu là một phần quan trọng tạo nên nét đặc trưng của dân ca. Chú ý đến cách nhấn nhá và biến hóa ngữ điệu giúp bạn biểu diễn ca khúc chân thực và hấp dẫn hơn.
- Học hỏi từ những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực dân ca sẽ giúp bạn rút ra những bài học bổ ích.
- Tham gia các hoạt động cộng đồng sẽ giúp bạn có thêm nhiều cơ hội giao lưu và học hỏi, cải thiện kỹ năng và phát triển trong lĩnh vực này.
Kết luận
Với những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã có một cái nhìn tổng quan về việc học hát dân ca truyền thống. Hãy bắt đầu hành trình khám phá thế giới âm nhạc dân gian ngay hôm nay. Bằng sự kiên trì, đam mê và những hướng dẫn cụ thể, bạn hoàn toàn có thể trở thành một người hát dân ca tài năng. Và hãy nhớ, khi bạn hát, bạn không chỉ đang hát cho riêng mình mà còn đang góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Duy Minh Music – Trung tâm đào tạo nghệ thuật chuyên nghiệp giúp trẻ vươn tới ước mơ xa.
Địa chỉ: 23 khu nhà phố chung cư Pegasuite 1, Tạ Quang Bửu, phường 6, quận 8, TP.HCM
Hotline: 0938101889
Facebook: Duy Minh Music
Website: https://duyminhmusic.com/