Đối với những người đam mê ca hát, việc có một giọng hát hay giúp bạn tự tin thể hiện các ca khúc mình yêu thích. Tuy nhiên, nếu sở hữu giọng hát yếu khiến bạn tự ti khi biểu diễn trước bạn bè, người thân. Đừng lo lắng, hôm nay Duy Minh Music sẽ giúp bạn cải thiện giọng hát với các bài luyện thanh cho người hát yếu hơi đơn giản ngay tại nhà.
Nguyên nhân gây ra giọng hát yếu
Giọng hát yếu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm cả kỹ thuật và sức khỏe:
- Lấy hơi sai: Hít thở nông hoặc chỉ sử dụng hơi ngực thay vì hơi bụng làm giảm khả năng duy trì âm thanh.
- Tư thế không đúng: Ngồi hoặc đứng không thẳng hạn chế khả năng hô hấp và ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh.
- Điều khiển hơi thở kém: Thiếu kiểm soát lượng hơi thở dẫn đến tình trạng hụt hơi hoặc thở gấp, làm giảm sự ổn định của giọng hát.
- Căng thẳng dây thanh: Hát quá sức hoặc la hét có thể gây tổn thương dây thanh, dẫn đến khàn giọng.
- Thiếu nước: Dây thanh khô ráp do thiếu nước làm giảm chất lượng giọng hát.
- Mệt mỏi, căng thẳng: Cơ thể mệt mỏi hoặc tinh thần căng thẳng làm giảm khả năng kiểm soát giọng hát và hơi thở.
Các bài tập luyện thanh cho người hát yếu hơi
Luyện thanh bằng cách tập thổi nến
Tập thổi nến là bài tập thở đơn giản giúp bạn có một lượng hơi dồi dào trong khi hát.
- Bước 1: Hãy chuẩn bị một phòng kín gió và thắp một cây nến.
- Bước 2: Đứng cách nến khoảng 50cm và thực hiện lấy hơi thật sâu.
- Bước 3: Sau đó, thổi hơi vào nến sao cho ngọn nến rung đều hoặc nghiêng theo một góc cố định cho đến khi bạn dứt hơi.
Duy trì luyện thanh cho người hát yếu hơi 15 phút mỗi ngày giúp bạn cải thiện khả năng lấy hơi và kiểm soát lượng hơi thoát ra. Kỹ năng này hỗ trợ rất nhiều cho việc hát, duy trì âm thanh ổn định và mạnh mẽ hơn.
Ngụp nước để luyện âm A và I
Ngụp nước là bài tập luyện thanh cho người hát yếu hơi cực kỳ hiệu quả được nhiều người áp dụng. Phương pháp này tập trung vào việc phát âm rõ ràng và chuẩn xác hai âm cơ bản là A và I giúp tăng cường độ vang của giọng hát.
- Bước 1: Chuẩn bị một thau kích thước vừa phải, đổ nước sạch vào gần đầy.
- Bước 2: Sử dụng một cái ghế cao để cúi đầu xuống thau sao cho mặt có thể ngụp vào nước dễ dàng.
- Bước 3: Hít một hơi thật sâu để làm căng lồng ngực, sau đó ngụp mặt vào nước và cố gắng phát âm các câu hát hoặc câu nói chứa âm “A” và “I”.
- Bước 4: Hãy chú ý phát âm sao cho các chữ “A” và “I” được phát ra tròn và rõ ràng.
Lưu ý : khi ngụp nước cần cẩn thận tránh tình trạng bị sặc nước. Bạn nên thực hiện mỗi ngày 2 lần để có giọng hát khỏe, hay và tự tin hơn.
Thổi giấy để duy trì cột hơi
Để cải thiện lực hơi và kiểm soát hơi thở khi hát, bạn có thể sử dụng một tờ giấy. Đặt tờ giấy cách miệng khoảng 25 cm và tập trung thổi vào một góc của tờ giấy. Bắt đầu bằng cách thổi nhẹ nhàng, sau đó dần tăng tốc độ và lực thổi, đồng thời tăng dần góc của tờ giấy.
Việc này giúp bạn rèn luyện khả năng điều phối hơi thở, từ đó nâng cao khả năng giữ giọng hát ở các nốt thăng trầm một cách ổn định và chính xác hơn.
Khi bạn có thể thổi lâu mà không bị hụt hơi, chứng tỏ bạn đã cải thiện được kỹ thuật điều phối hơi thở của mình, giúp giọng hát trở nên mạnh mẽ và uyển chuyển hơn.
Bài tập rung môi để kiểm soát hơi thở
Bài tập rung môi, hay còn gọi là “lip trills”, là một phương pháp luyện thanh hiệu quả để rèn luyện cơ môi, cải thiện dòng khí và kiểm soát hơi thở khi hát. Đây là cách thực hiện bài tập:
- Bước 1: Đứng hoặc ngồi thoải mái, đảm bảo cơ thể được thư giãn, đặc biệt là vùng cổ họng và môi.
- Bước 2: Hít một hơi thật sâu qua mũi, giữ hơi trong vài giây để làm căng lồng ngực.
- Bước 3: Thở ra từ từ qua miệng để làm rung môi trên và dưới, tạo nên âm thanh “brum… brum…” và lên xuống theo giai điệu.
- Bước 4: Tiếp tục rung môi trong khoảng 10-15 giây. Sau đó, thả lỏng môi và nghỉ một chút trước khi lặp lại bài tập.
Lưu ý: Hãy luyện tập bài tập này mỗi ngày dù chỉ trong thời gian ngắn nhưng đều đặn để đạt hiệu quả tốt nhất. Bạn có thể thực hiện bài tập này trước khi biểu diễn để làm nóng cổ họng và chuẩn bị cho giọng hát của mình.
Thực hành tập lấy hơi
Tập lấy hơi giúp hơi thở của bạn được ổn định, mạnh và cải thiện giọng hát yếu vô cùng hiệu quả. Bắt đầu mở phần miệng sao cho mũi và miệng thẳng hàng với nhau.
Lấy một hơi thật sâu để hơi vào và đi xuống tận đáy phổi. Lồng ngực căng lên và giữ bụng căng để hơi đi vào chứa đầy phần trên của hai lá phổi. Giữ phần hơi khoảng 4 giây và thở từ từ ra bằng miệng một cách nhẹ nhàng.
Luyện tập độ cao bằng đàn guitar hoặc piano
Nếu bạn sở hữu chiếc piano hoặc guitar, bạn có thể sử dụng để luyện thanh cho người hát yếu hơi luyện cao độ Mi-Na.
– Khi luyện tập âm Mi-Na cùng với đàn piano sẽ cải thiện giọng hát và cao độ của bạn ngày càng hoàn thiện hơn. Giữ răng miệng sạch sẽ, uống nước chanh và mật ong để giữ ấm thanh quản trước khi tập luyện.
– Khi luyện thanh với đàn guitar, bạn nên luyện tập 3 nốt trầm nhất là Mi, Fa, Sol
- Sol – Fa- Mi lần lượt được phát âm là Mi i ì – Ma a à.
- Tiếp tục tăng thêm nửa cung và lặp lại mi ma như trên.
- Hãy cố gắng luyện tập càng nhiều càng tốt.
Bí quyết cải thiện tình trạng hụt hơi khi hát
Luyện tập khẩu hình đúng và chuẩn
Khẩu hình có vai trò quan trọng trong quá trình điều tiết hơi. Bạn không nên mở miệng theo chiều ngang sẽ khiến âm thanh phát ra bị méo, chói.
Hãy tập mở miệng theo chiều dọc giống như chúng ta có bặm môi và ngáp nhưng cố gắng không ngáp.
Ngoài ra, chúng ta có thể cải thiện luyện thanh cho người hát yếu hơi bằng cách luyện tập phát âm chuẩn các nguyên âm: a, o, u, e, i. Khi thực hiện, hãy mở hết khẩu hình điều này rất tốt cho việc phát âm. Khi lặp lại nhiều lần bạn sẽ thấy phần quai hàm bị nhức mỏi. Vì vậy, hãy thực hiện đúng và luyện tập 5 phút mỗi ngày thôi bạn nhé.
Giữ thanh quản luôn thoải mái
Đừng cố gắng hét lên hay tạo ra âm thanh mới, hãy giữ cho thanh quản luôn được thư giãn, thoải mái. Bạn nên thường xuyên làm ấm thanh quản và coi việc hát như đang nói chuyện với bản thân.
Phân bổ hơi thở đồng đều và sử dụng kỹ thuật hợp lý
Giữ hơi thở đều và chuẩn là vô cùng quan trọng. Vì vậy, bạn cần sử dụng các kỹ thuật thở hợp lý, đặc biệt là hát các nốt cao.
Tham gia khóa học thanh nhạc tại trung tâm
Nếu việc tập luyện thanh cho người hát yếu hơi tại nhà quá khó khăn, bạn có thể tham gia khóa học thanh nhạc tại trung tâm uy tín. Duy Minh Music cung cấp các khóa học thanh nhạc cho người mới bắt đầu tại Tp HCM. Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm cùng giáo trình được biên soạn bài bản sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng một cách nhanh chóng nhất.
Kết luận
Hy vọng những bài tập luyện thanh cho người hát yếu hơi mà Duy Minh chia sẻ ở trên giúp bạn trau dồi những kiến thức để cải thiện giọng hát và kỹ năng thanh nhạc của mình. Hãy để chúng tôi đồng hành cùng bạn trên hành trình cháy cùng đam mê ca hát bạn nhé!
Duy Minh Music – Trung tâm đào tạo nghệ thuật chuyên nghiệp giúp trẻ vươn tới ước mơ xa.
Địa chỉ: 23 khu nhà phố chung cư Pegasuite 1, Tạ Quang Bửu, phường 6, quận 8, TP.HCM
Hotline: 0938101889
Facebook: Duy Minh Music
Website: https://duyminhmusic.com/